Thuốc Cefixime điều trị bệnh gì? Sử dụng Cefixime như thế nào?

Thuốc Cefixime có tác dụng điều trị rất nhiều bệnh nhưng có thể dẫn đến tử vong từ phản ứng phụ. Vậy sử dụng Cefixime như thế nào để an toàn và hiệu quả?

Thuốc Cefixime 200mg
Thuốc Cefixime 200mg 

Tác dụng điều trị bệnh của thuốc Cefixime

Cefixime là một loại thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nhờ tác dụng này mà Cefixime thường sử dụng để điều trị khi gặp phải một số bệnh nhiễm khuẩn. Một số bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh Cefixime có thể kể đến như:

  • Viêm bàng quang
  • Viêm xoang, viêm tai giữa
  • Viêm đường mật, túi mật
  • Sốt hồng ban
  • Viêm bể thận
  • Viêm niệu đạo do bệnh lậu
  • Viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn thứ phát trong bệnh về đường hô hấp mãn tính, giãn phế quản do nhiễm khuẩn

Tuy nhiên thuốc Cefixime chỉ có tác dụng khi điều trị những bệnh do vi khuẩn gây ra và không có hiệu quả điều trị đối với những bệnh nhiễm trùng do virus. Theo đó nếu quá lạm dụng có thể làm cho vi khuẩn kháng thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cefixime như thế nào?

Tùy vào tình trạng bệnh của cơ thể, bác sĩ sẽ đưa ra cách sử dụng hợp lý. Người bệnh thường có thể sử dụng thuốc Cefixime trong hoặc ngoài các bữa ăn. Nếu sử dụng thuốc Cefixime dạng viên, trước khi nuốt nên nhai thuốc thật kỹ.

Đối với người lớn và trẻ em có cân nặng lớn hơn 30kg

Mỗi ngày dùng khoảng 50-100mg thuốc Cefixime chia đều làm 2 lần sử dụng. Tùy thuộc vào tuổi tác, cân nặng và tình trạng sức khỏe để điều chỉnh liều lượng phù hợp. Có thể tăng liều lên 200mg mỗi ngày nếu bị nhiễm khuẩn nặng, kéo dài.

Liều dùng Cefixime đối với trẻ em

Dược sĩ tốt nghiệp Liên thông Cao đẳng Dược Yên Bái – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, liều dùng đối với trẻ em khi sử dụng Cefixime dạng bột hợp lý nhất là từ 1,5-3mg/kg chia đều làm 2 lần sử dụng trong ngày. Có thể tăng liều lên 6mg/kg mỗi ngày nếu bị nhiễm khuẩn nặng, kéo dài.

Tổng hợp những tác dụng phụ của thuốc Cefixime

Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp khi sử dụng thuốc Cefixime có thể kể đến như:

  • Sốt, phát ban
  • Đau ngực, thở hụt hơi
  • Nhức đầu, sổ mũi, ho, đau họng
  • Đi tiểu nhiều vào ban đêm
  • Đau bụng, buồn nôn
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Tiết dịch nhiều hoặc ngứa âm đạo
  • Tim đập mạnh, nhịp tim nhanh
  • Tay, chân sưng phù
Sử dụng thuốc Cefixime theo đúng chỉ định nhằm tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Cefixime theo đúng chỉ định nhằm tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cefixime

Những trường hợp nên thận trọng khi sử dụng thuốc Cefixime:

  • Bị dị ứng với thành phần của thuốc
  • Có tiền sử hoặc có người thân trong gia đình bị chứng dị ứng nổi mề đay, phát ban, hen phế quản
  • Bị mẫn cảm với penicillin;
  • Người lớn tuổi hoặc những người bị kiệt sức
  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị sinh non
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú
  • Bị rối loạn chức năng thận
  • Những người đang được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch

Theo Dược sĩ Đặng Nam Anh (Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur), trong quá trình sử dụng thuốc Cefixime nên lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Không nên dừng sử dụng thuốc khi chưa kết thúc quá trình điều trị;
  • Khi quên sử dụng thuốc hãy uống ngay khi nhớ ra, nếu gần đến thời gian uống liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng liều gấp đôi khi lỡ bỏ qua 1 liều;
  • Nếu dùng quá liều và cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường nên đến cơ sở y tế gần nhất để gặp bác sĩ;
  • Nếu kết thúc quá trình điều trị mà cơ thể vẫn cảm thấy khó chịu hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân;
  • Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, dược sĩ.

Mặc dù thuốc Cefixime có tác dụng mạnh mẽ trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhưng nếu sử dụng thuốc không đúng cách sẽ có thể gây ra tình trạng bị nhờn thuốc làm giảm hiệu quả điều trị và tăng khả năng bệnh tái phát trở lại. Do đó, thí sinh không nên tự ý mua và sử dụng nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ.

Nguồn: caodangyteyenbai.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *