Những ngành học dễ thất nghiệp thí sinh nên tránh xa trong đợt xét tuyển bổ sung năm 2018
Con số 220.000 cử nhân vẫn chưa phản ánh hết được tình trạng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, vì thế trong đợt xét tuyển NVBS lần này thí sinh cần cân nhắc tránh xa những ngành nghề dễ thất nghiệp trong tương lai.
- Tân sinh viên xa nhà nên chi tiêu như thế nào là hợp lý?
- Viết cho những tân sinh viên năm nhất chuẩn bị lên thành phố nhập học
- HOT: Học viện An ninh và Học viện Cảnh sát công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung năm học 2018
Những ngành học dễ thất nghiệp thí sinh nên tránh xa trong đợt xét tuyển bổ sung năm 2018
Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao là một trong những vấn đề nan giải ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở nước ta. Theo ghi nhận của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM cho biết, cả nước ta hiện nay có đến hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp và rất nhiều người trong số họ tốt nghiệp từ những ngành nghề được cho là “khát nhân lực” chỉ 4 – 5 năm trước đó. Vì thế mà nhiều người nhận định chọn ngành để học cũng giống như chơi một ván bài, có lúc may lúc rủi. Hôm nay ngành này có thể hot, cầm bằng ra trường là có việc ngay nhưng ngày mai, bạn có thể phải treo tạm tấm bằng này lên gác mái vì nhu cầu thị trường không còn cần nhân lực đó nữa. Vì thế để giúp các sĩ tử mới tốt nghiệp Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có thể định hướng và tránh xa những ngành nghề dễ thất nghiệp trong tương lai thì ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã tổng hợp danh sách những ngành học ra Trường có nguy cơ thất nghiệp rất cao. Nếu ngành bạn chọn có tên trong danh sách này, hãy mạnh dạn thay đổi, đừng để đến khi tốt nghiệp xong lại “về vườn làm nương rẫy” vì thất nghiệp.
Ngành Sư phạm
Đây là khối ngành đang được Bộ GD-ĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp. Theo ước tính trung bình từ năm 2013 đến nay, sau khi giảm chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm thì mỗi năm nước ta vẫn có thêm khoảng 4.000 sinh viên ra trường không tìm được việc làm. 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp năm 2020 được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.
Nguyên nhân về con số dư thừa và thất nghiệp “khổng lồ” được nhiều chuyên gia giáo dục từng phân tích là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình hệ thống các trường ĐHCĐ sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí đã khiến thí sinh thi vào ngành này và khi quá nhiều sinh viên ra trường xin việc ngành sư phạm quá tải dẫn đến việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp, không có việc làm.
Ngành Sư phạm đang ở trong tình trạng báo động đỏ thất nghiệp
Ngành Kế toán – kiểm toán
Trước đây nhiều người vẫn nhận định nghề Kế toán – Kiểm toán là nghề “hái ra tiền”, từ đó nhiều thí sinh đổ xô nhau đi học ngành này để phát triển tương lai, đây cũng là lý do mà điểm chuẩn khối ngành này luôn ở mức cao vượt trội. Nhưng theo dòng nhiều người học, nhân lực dư thừa thì kéo theo hệ lụy là thất nghiệp là điều hiển nhiên. Theo con số mà ban tin tức giáo dục Yên Bái cập nhật, do lượng cầu vượt cung quá nhiều nên để kiếm được 1 công việc, mỗi ứng viên phải vượt qua 90 người khác, tức là tỉ lệ chọi 1/90. Vì thế trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung lần này các thí sinh nên cân nhắc với ngành học này.
Ngành Cử nhân Lịch sử – dễ thất nghiệp nhất
Chuyên ngành Lịch sử là ngành chuyên nghiên cứu về sử học nước nhà, bàn luận về những vấn đề quá khứ, chiến lược, sử sách của ông cha ta, từ đó rút ra những quy luật, những bài học kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Vì thế, các nhà sử học là người nghiên cứu về những vấn đề của quá khứ để từ đó hiểu biết, tạo dựng những sự kiện đã qua, rồi phân tích, đánh giá và chia sẻ những kiến thức mà mình tích luỹ được cho cộng đồng xã hội. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức nhưng đối với một nước đang phát triển và chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử thì việc chạy đôn chạy đáo xin việc vẫn không được là điều khá phổ biến. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều. Thực tế đã có rất nhiều cử nhân ngành Lịch sử sau khi tốt nghiệp không thể tìm kiếm việc làm đã đăng ký học thêm Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Yên Bái để có thể nắm bắt và mở rộng nhiều cơ hội việc làm phù hợp.
Ngành Công nghệ Sinh học
Tuy rằng là một ngành khá thú vị dành cho những bạn yêu thích môn sinh vật. Bạn sẽ cảm thấy rất hứng thú với nghề này vì sự ứng dụng đa dạng và thực tế của nó. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc ở Việt Nam là hiện nay việc đào tạo về ngành nghề này tại các trường ĐH chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội về mặt chuyên môn lẫn nghiệp vụ, sinh viên tốt nghiệp còn quá thiếu về kiến thức. Hiện tại, số nhiều sinh viên sau tốt nghiệp đều đa số thất nghiệp hoặc làm không đúng chuyên ngành.
Thay vì các ngành học mơ hồ, nhiều thí sinh đã đăng ký học Cao đẳng Y Dược Yên Bái
Ngoài các ngành được thống kê trên thì ngành Tâm lý học, Sân khấu điện ảnh, Xây dựng,… cũng là ngành nghề được đưa vào danh sách cần “xóa sổ” này. Bên cạnh những ngành dễ có nguy cơ thất nghiệp cao thì chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của khối ngành Y Dược – khối ngành luôn khát nhân lực ở bất cứ thời điểm nào. Vì thế, việc theo học Đại học, Cao đẳng Y Dược được xem là không bao giờ bị lỗi mốt hay lo lắng đến tình trạng thất nghiệp. Đây cũng chính là lý do mà sau khi hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 nhiều thí sinh thay vì các trường ĐH mời gọi, nhiều thí sinh đã đầu quân vào học Cao đẳng Y Dược Yên Bái – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Bởi đây là ngôi trường đạt chuẩn Bộ Y tế, được Bộ tin tưởng giao cho chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo lớn hàng năm. Mặt khác với số lương sinh viên tốt nghiệp có việc làm lớn càng hun đúc thêm tinh thần học tập của nhiều bạn trẻ. Với cơ sở vật chất tốt, hiện đại, có bệnh viện riêng để thực hành thực tập, đảm bảo chất lượng đầu vào, đảm bảo đầu ra sinh viên có việc làm, cùng đội ngũ giảng viên chuyên môn, giàu kinh nghiệm là những lý do bạn bắt buộc phải thay đổi quan niệm về học Cao đẳng. Vì thế thay bằng những ngành học mơ hồ các thí sinh nên định hướng và phát triển tương lai bằng các ngành học có nhu cầu tuyển dụng lớn như ngành Y Dược.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Yên Bái