Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách
Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách
Trẻ em rất dễ bị sốt do viêm mũi họng, tiêu chảy, sốt mọc răng… việc thủ sẵn vài gói thuốc hạ sốt, viên đạn hạ sốt trong nhà là thực trạng thường thấy và cần thiết.
- BVĐK Bình Phước nói gì về sự cố gãy kim khâu ở sản phụ sinh năm 1989?
- Hoang mang: Nữ Bác sĩ tại Hải Phòng bị đánh gãy răng vì nguyên nhân “hết sức” vô lý
- Sốc: Nữ bác sĩ thú y tử vong vì không tiêm phòng dại khi bị chó cắn
Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách
Thuốc hạ sốt có những loại nào?
Tin Y Dược – Thuốc hạ sốt được cho là cần thiết khi trẻ sốt trên 38,5oC, trên thực tế trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc hạ sốt với dạng bào chế giá thành khác nhau. Điều này đôi khi khiến cha mẹ nhầm lẫn dùng quá liều.
Thuốc hạ sốt nhìn chung có thành phần hạ sốt thuộc các loại: Paracetamol, analgin, ibuprofen, aspirin… đây được gọi là thuốc gốc mang lại tác dụng hạ sốt. Trên thị trường mỗi thuốc gốc có rất nhiều dạng bào chế, tên thương mại khác nhau do các nhà sản xuất khác nhau đặt tên khác nhau, những người bình thường không dễ gì để phân biệt.
- Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau và chống viêm trong nhóm para-aminophenol. Là một trong những loại thuốc hạ sốt phổ biến nhất có trong tủ thuốc của hầu hết các gia đình. Các tên thuốc thường dùng cho trẻ như: hapacol, efferagal… Paracetamol nhìn chung có ưu điểm là rẻ tiền, ít gây methemoglobin, khá là an toàn, hấp thu tốt. Các dạng thuốc thường gặp: Dạng bột hòa tan hoặc bột sủi, viên nén hoặc viên nang uống, viên đạn đặt hậu môn, dịch truyền tĩnh mạch. Liều dùng thông thường 10-15mg/kg/lần, ngày dùng 1-4 lần. Thuốc hạ sốt thường được chỉ định khi trẻ sốt cao trên 38,5o
- Analgin là thuốc hạ sốt, giảm đau và chống viêm thuộc nhóm pyrazolon. Là thuốc có tác dụng hạ sốt mạnh có khả năng hạ sốt khi trẻ được dùng paracetamol những không hạ được nhiệt độ. Tuy nhiên thuốc có nhược điểm là hay gây dị ứng và choáng phản vệ, nhất là khi dùng bằng đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch.
- Aspirin là thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt trong nhóm acid acetylsalicylic, thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, ít khi được chỉ định chỉ để hạ sốt. Thuốc có 2 dạng bào chế là viên nén và viên bao. Với viên aspirin nén cần nghiền nhỏ hoặc nhai nát uống với nhiều nước ngay sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày. Ngược lại viên bao (aspirin pH8) không được bẻ hay nghiền nát mà phải nuốt chửng cả viên thuốc, loại này ít dùng cho trẻ em
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào cho đúng
Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt cơ thể lên trên mức bình thường và là một trong những tình huống rất thường gặp ở trẻ. GV Lâm Nhung – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “Mỗi khi trẻ sốt thường bản thân trẻ sẽ thấy rất mệt mỏi, không chịu chơi, quấy khóc và khiến cho cha mẹ rất lo lắng. Không ít bà mẹ hễ thấy con nóng là cho uống thuốc theo thói quen, theo kinh nghiệm mà chưa thực sự có những am hiểu cần thiết. Dẫn tới những tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần lưu ý những điểm sau:” Xem thêm thông tin tuyển sinh Trường Trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
- Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi cần thiết, thông thường khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5o Với trẻ có tiền sử sốt cao co giật các bác sĩ có thể khuyên mẹ sử dụng thuốc hạ sốt sớm hơn.
- Không nên dùng nhiều loại thuốc có chung tác dụng vì dễ gây ngộ độc. Ví dụ như cho uống bột sủi hapacol lại kèm thêm viên đặt hậu môn efferagal, hay cho trẻ uống panadol chưa thấy hạ sốt lại cho uống thêm viên nữa hoặc cho thêm decolgen… các thuốc này thực chất có bản chất thuốc gốc là paracetamol, liều thông thường 10-15mg/kg/ lần, tổng lượng cả ngày không quá 60mg/kg/ngày. Thông thường sau liều đầu tiên từ 4 -6h nếu trẻ sốt lại có thể cho tiếp liều thuốc tiếp theo. Hàm lượng thuốc ghi trên bao bì nên cần lưu ý khi sử dụng.
- Cần tìm nguyên nhân để điều trị, trẻ thường sốt do viêm, nhiễm khuẩn. Sốt lúc này chỉ là biểu hiện căn nguyên là tình trạng viêm nhiễm nếu không được xử lý sẽ có thể nặng lên gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nên kết hợp các phương pháp hạ thuốc không dùng thuốc khác như: Mặc thoáng, chườm ấm, uống nhiều chất lỏng, ăn nhẹ dễ tiêu. Không xoa bằng nước đá hay dầu gió.
- Thuốc đặt hậu môn chỉ nên dùng khi trẻ không uống được. Không dùng khi trẻ bị tiêu chảy, viêm loét hậu môn, trực tràng.
- Theo dõi đáp ứng hạ sốt của trẻ cũng như các biểu hiện của dị ứng, tính chất sốt. Đây là dữ kiện quan trọng trong tìm căn nguyên sốt của trẻ.
Các trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu:
- Trẻ dưới 4 tháng bị sốt từ 39oC trở lên
- Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, phồng thóp.
- Trẻ trên 4 tháng bị sốt 39-40 oC đã uống thuốc nhưng không hạ.
- Trẻ sốt kéo dài trên 3 ngày.
Nguồn: Lâm Nhung Tổng Hợp – https://caodangyteyenbai.edu.vn