Đủ chỉ tiêu từ đợt 1, các trường “top dưới” khó tuyển sinh

Nhiều chuyên gia đưa ra dự báo, các trường top dưới sẽ khó tuyển sinh khi mức điểm sàn 15,5 do Bộ đưa ra đã có 535.798 thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Đủ chỉ tiêu từ đợt 1, các trường “top dưới” khó tuyển sinh

Đủ chỉ tiêu từ đợt 1, các trường “top dưới” khó tuyển sinh

85 trường tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1

Theo thống kê mà Trung tâm Truyền thông Tin tức giáo dục tìm hiểu, với mức xét tuyển vào ĐH là 15,5 điểm ở tất cả các khối, cao hơn 2 năm trước 0,5 điểm và cao nhất 13 năm trở lại đây sẽ có 535.798 thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong mùa tuyển sinh này.

Tại buổi họp báo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào diễn ra sáng 12.7, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, với hệ thống phần mềm xét tuyển/lọc ảo và cơ sở dữ liệu năm nay, Bộ đã có thể tính toán, dự báo tổng thể tình hình xét tuyển đợt 1.

Theo đó, với điểm sàn 15,5 điểm thì trong đợt xét tuyển đầu tiên sẽ có 85 trường đạt chỉ tiêu 100%; có 66 trường đạt chỉ tiêu từ 80 đến 99%; 83 trường đạt chỉ tiêu từ 40 đến 79%; tất cả các trường trong cả nước tuyển được 83% tổng chỉ tiêu trong đợt 1.

Lý giải vì sao lại đưa ra mốc điểm sàn là 15,5 – tăng hơn so với các năm trước, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Chất lượng bài thi của thí sinh năm nay có cao hơn năm những năm trước. Bắt đầu từ khi chúng ta thực hiện 3 chung thì điểm sàn có sự dịch chuyển tăng dần là 13, 14, 14,5 và kể từ 2015 – 2016 tăng lên 15 điểm, năm nay thì tăng lên 15,5 điểm. Tuy có 0,5 điểm nhưng cũng cho thấy sự cố gắng rất lớn của thí sinh và nhà trường trong quá trình dạy và học. Do đó, điểm đầu vào được nâng lên cho phù hợp với năng lực thí sinh”.

Đủ chỉ tiêu từ đợt 1, các trường “top dưới” khó tuyển sinh 

Đưa ra lời khuyên cho các thí sinh sau khi biết ngưỡng điểm sàn của Bộ, thầy Dương Trường Giang – Giảng viên tuyển sinh Cao đẳng Dược Yên Bái cho biết, những trường ở top giữa sẽ không thay đổi và tăng điểm chuẩn lên so với năm trước. Những thí sinh trước đây đã đăng ký trường phù hợp với khả năng của mình thì không nên thay đổi nguyện vọng. Đối với những thí sinh có số điểm thấp hơn hoặc cao hơn nhiều so với điểm dự kiến ban đầu thì nên điều chỉnh lại. Các em nên cân nhắc, nghiên cứu kỹ trước khi điều chỉnh.

Còn đối với các trường, Thứ trưởng đưa ra lời khuyên trong việc đưa ra mức điểm chuẩn xét tuyển là cần thiết phải lọc thí sinh trùng để đảm bảo con số tương đối sát thực tế về nguồn tuyển cho các trường trong năm nay bởi có trường hợp một thí sinh đăng ký nhiều trường, hoặc một thí sinh thi nhiều khối.

Khó tuyển sinh cho các trường top dưới

Ngay sau khi có điểm sàn, nhiều trường đại học đã đưa ra mức điểm nhận hồ sơ vào trường. Tính điểm hết chiều ngày 12.7, trường đang có ngưỡng điểm chất lượng đầu vào cao nhất là ĐH Ngoại thương. Trường thông báo nhận hồ sơ xét tuyển khối A từ 22,5 điểm, các khối còn lại là 21,5. Cơ sở Quảng Ninh là 18 điểm.

Mức điểm 22,5 cũng là mức điểm ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhận hồ sơ đối với ngành Kỹ thuật ôtô. Mức nhận hồ sơ thấp nhất với một số ngành Kinh tế gia đình, Công nghệ chế biến lâm sản… là 18 điểm.

Đủ chỉ tiêu từ đợt 1, các trường “top dưới” khó tuyển sinh

Theo Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng tại Yên Bái – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các ngành Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, mức điểm nhận hồ sơ lần lượt là 30 và 28 (nhân đôi hệ số môn tiếng Anh). Còn lại, nhiều trường mặc dù được xếp ở top trên, top giữa với nguồn thí sinh dồi dào vần quyết định nhận hồ sơ từ mức điểm sàn.

TS Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TPHCM), cho biết ngưỡng điểm nhận hồ sơ vào trường là 15,5 ở tất cả ngành học.

Theo đề án tuyển sinh đã công bố trước đó, ĐH Ngân hàng TPHCM cũng sẽ lấy ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào bằng điểm sàn. Đây cũng là mức điểm được ĐH Thủy lợi lựa chọn.

Đánh giá về việc này, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GDĐT – nhận định: Nếu các trường top trên và top giữa quy định mức điểm nhận hồ sơ chỉ bằng điểm sàn thì thực sự sẽ rất khó cho các trường top dưới có thể tuyển sinh. Để đảm bảo công bằng giữa các trường, Bộ GDĐT cần kiểm soát chặt chẽ về số lượng tuyển sinh so với số chỉ tiêu được giao.

Về ngưỡng điểm sàn năm nay, Th.S Phạm Thái Sơn cho rằng, các trường thuộc top giữa và top trên không ảnh hưởng gì đến công tác tuyển sinh. Các trường top dưới có thể hơi ảnh hưởng một chút. Vì lượng thí sinh điểm cao đã tập trung hết ở các trường top trên. Tuy nhiên, các trường cũng không đáng lo lắm, vì ngoài phương án dựa trên điểm thi của kỳ thi THPT Quốc gia, dựa trên học bạ của thí sinh.

Nguồn: laodong.com.vn – caodangyteyenbai.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *