Bộ Lịch sử Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận cuộc chiến tranh biên giới năm 1979
Bộ Lịch sử Việt Nam đã tạo tiếng vang lớn trong dư luận khi có cái nhìn thẳng thắn về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mà trước đó chúng ta ít nói đến.
- Có nên thay đổi đề thi môn tổ hợp Kỳ thi THPT Quốc gia?
- Trường học thiệt hại nặng nè sau cơn lũ dữ ở xứ Mù Cang Chải
- Lưu ý “vàng” dành cho tân sinh viên lần đầu lên thành phố nhập học
Bộ Lịch sử Việt Nam tái bản lần 1 đã chính thức được ra mắt với quy mô hơn 10.000 trang
Vừa qua, Bộ Lịch sử Việt Nam tái bản lần 1 đã chính thức được ra mắt với quy mô hơn 10.000 trang. Phân tích từ những giảng viên đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Yên Bái, đây là bộ thông sử quy mô chưa từng có từ trước đến nay ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng Bộ sách này đã có những quan điểm rất tiến bộ và đặc biệt là có cái nhìn thẳng thắn về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mà trước đó chúng ta ít nói đến.
Liên quan đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, cô Đỗ Kim Xinh – giáo viên dạy Lịch Sử trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cho hay: “Thực ra, SGK Lịch sử lớp 12 có nhắc đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Tuy nhiên chỉ nói rất khái quát chứ không nói cụ thể và chi tiết. Điều quan trọng là không chỉ ra cho học sinh thấy rằng, đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam”.
Nguyên văn trong SGK lớp 12 bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc có nói: “Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động của Trung Quốc: Ủng hộ Pôn pốt chống Việt Nam, khiêu khích dọc biên giới phía Bắc, dựng nên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia; Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc ngày 17/2/1979 từ Móng Cái đến Phong Thổ (Lai Châu); Nhân dân Việt Nam ở 6 tỉnh phía Bắc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, Trung Quốc rút quân từ 18/3/1979”.
Theo cô Đỗ Kim Xinh: “Chúng ta phải đưa cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược vào SGK từ ngay bây giờ bởi đó là sự thật lịch sử. Tại sao chúng ta phải giấu giếm sự thật đó? Chúng ta phải nói để người dân Việt Nam có ý thức về dân tộc.
Trong khi đó, trong lịch sử Trung Quốc, họ đã dạy trong tiềm thức của học sinh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của họ nên họ coi cuộc chiến tranh họ gây ra là chính nghĩa và phải bảo vệ.
Chúng ta đừng nghĩ rằng đưa cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979 sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Chia sẻ trên các trang diễn đàn tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Yên Bái, đa phần các ý kiến đều cho rằng nếu dạy phần này, giáo viên phải có trách nhiệm khép lại quá khứ và giúp học sinh hướng đến tương lai chứ không phải khơi gợi thù hận.
Lính Trung Quốc cùng sự yểm trợ của xe tăng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
Cách viết của SGK hiện hành đã không chỉ ra bản chất của vấn đề đó là cuộc xâm lược lãnh thổ, chủ quyền. Tôi nghĩ rằng trong chương trình môn học Lịch sử mới phải nói cụ thể và chỉ ra được bản chất của sự kiện này để thế hệ sau hiểu được bản chất”.
Thực tế, cuộc chiến đấu của quân đội và chính quyền Trung Quốc xâm lược của quân và dân ta không chỉ diễn ra vào năm 1979 mà còn kéo dài đến năm 1989 biên giới của chúng ta mới có hòa bình. Năm 1979 Trung Quốc đã huy động 60.000 quân và cả xe tăng, đại bác để xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt Nam từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Lai Châu.
Cũng liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với PV báo Infonet, Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho hay: “Tôi nghĩ những sự thật lịch sử phải được đưa vào SGK và giảng dạy cho học sinh từ lâu. Nó không chỉ có ý nghĩa với thế hệ trẻ mai sau mà ngay cả những thế hệ như chúng tôi cũng thấy tự hào vì sự chiến đấu anh dũng của dân tộc.
Trong cuộc chiến đấu với quân xâm lược Trung Quốc từ năm 1979 rất nhiều chiến sĩ của ta đã hi sinh anh dũng. Vì vậy, tôn vinh họ không chỉ là việc chúng ta nhắc đến họ một cách cụ thể và chi tiết trong chương trình SGK mà phải có một loạt chính sách, phương thức để kỷ niệm…”.
Nhiều người lo ngại, việc chúng ta viết cụ thể và chi tiết về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam năm 1979 sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Chia sẻ về điều này trên phương tiện báo chí mà Trung tâm tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Dược Yên Bái cập nhật, nhà sử học Lê Văn Lan cho hay: “Sự thật là sự thật. Đó là câu chuyện của quá khứ, nhiệm vụ của chúng ta là tôn trọng sự thật.
Có những cuộc chiến tranh khốc liệt và lịch sử có trách nhiệm ghi lại nó nhưng không phải để khơi gợi lòng căm thù mà để con cháu chúng ta quý trọng hơn những gì đang có hôm nay. Như cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ cũng thảm khốc, chúng ta vẫn viết nó trong SGK đó thôi. Và quan trọng là quan hệ của Việt Nam với Pháp và Mỹ vẫn rất tốt”.
Nguồn: infonet.vn – Caodangyteyenbai.edu.vn