Thuốc Olesom S: Công dụng, cách dùng và những lưu ý quan trọng
Thuốc Olesom S là gì? Thuốc được sử dụng trong những trường hợp bệnh lý nào? Liều dùng cụ thể ra sao và cần lưu ý những gì trong suốt quá trình điều trị? Hãy cùng khám phá và phân tích chi tiết về Olesom S trong bài viết dưới đây.
Thuốc Olesom S là gì?
Theo các Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược cho hay, Olesom S là thuốc dạng siro có chứa hai hoạt chất chính: Salbutamol 1 mg và Ambroxol 15 mg. Cụ thể:
-
Ambroxol là một dẫn chất chuyển hóa từ bromhexin, có tác dụng long đờm, giúp làm loãng và tiêu chất nhầy trong đường hô hấp.
-
Salbutamol là một chất chủ vận β2-adrenergic, có khả năng làm giãn cơ trơn phế quản, giảm co thắt và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra, hoạt chất này cũng có tác dụng chống run và làm giãn tử cung trong một số trường hợp.
Tổng thể, Olesom S thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh lý về hô hấp.
Công dụng của thuốc Olesom S
Olesom S được chỉ định trong điều trị ho có đờm kèm theo co thắt phế quản trong các bệnh lý sau:
-
Viêm phế quản cấp và mạn tính
-
Hen phế quản
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
-
Khí phế thũng
-
Tắc nghẽn do nút nhầy
-
Khó khạc đờm do đờm đặc
Lưu ý: Đây là thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có chỉ định và theo dõi từ bác sĩ chuyên môn.
Chống chỉ định của thuốc Olesom S
Không sử dụng thuốc Olesom S trong các trường hợp sau:
-
Người có tiền sử dị ứng với salbutamol, ambroxol hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc
-
Bệnh nhân mắc bệnh tim nặng, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch chưa được kiểm soát ổn định
Hướng dẫn sử dụng thuốc Olesom S
-
Liều dùng tham khảo (liều thực tế cần được bác sĩ chỉ định cụ thể):
-
Trẻ từ 2 – 6 tuổi: 2,5 – 5 ml/lần, dùng 3 – 4 lần/ngày
-
Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 5 ml/lần, dùng 3 – 4 lần/ngày
-
Người lớn: 5 – 20 ml/lần, dùng 3 – 4 lần/ngày
Lưu ý: Đây chỉ là liều tham khảo, không tự ý điều chỉnh liều nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
-
Cách dùng
Thuốc được sử dụng bằng đường uống, nên dùng sau bữa ăn để tăng hiệu quả hấp thu và giảm cảm giác ngán do lượng đường trong siro tương đối cao. Không nên uống thuốc ngay trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng – nếu uống buổi tối, nên đánh răng sau đó.
Tác dụng phụ của Olesom S
Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thông tin thêm, Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, bao gồm:
-
Tiêu hóa: đầy bụng, đau vùng thượng vị (hiếm gặp)
-
Tim mạch và thần kinh: tim đập nhanh, hồi hộp, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt
-
Khác: buồn nôn, vã mồ hôi, buồn ngủ, chuột rút
Những phản ứng này thường nhẹ, thoáng qua và không cần điều trị. Tuy nhiên, người dùng nên thông báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng Olesom S
-
Ambroxol nên được thận trọng sử dụng ở người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng, người bị co giật hoặc có bệnh lý gan, thận.
-
Salbutamol cần được dùng cẩn trọng ở bệnh nhân có bệnh tim mạch (cao huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành), người bị loạn nhịp tim, cường giáp, tiểu đường hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu, digitalis.
-
Salbutamol có thể làm hạ kali máu và gây loạn nhịp tim, do đó cần giám sát chặt chẽ khi sử dụng trên các nhóm bệnh nhân nhạy cảm.
Cách bảo quản thuốc Olesom S
-
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ không quá 30°C.
-
Tránh xa tầm tay trẻ em.
-
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.