Chân dung người phụ nữ sáng lập ra ngành điều dưỡng trên thế giới
Không chỉ được biết đến với biệt danh “bà tiên thuốc”, Florence Nightingale còn được xem như là người khai sinh ra ngành điều dưỡng của thế giới.
- Những nữ bác sĩ giỏi, xinh đẹp và nổi tiếng nhất thế giới
- Việt Nam lọt TOP 35 trong bảng xếp hạng Chỉ số chuẩn bị cho tương lai
- Bậc thầy tri thức người Việt bước ra từ trường Pháp
Chân dung người phụ nữ sáng lập ra ngành điều dưỡng trên thế giới – Florence Nightingale
Thân thế người phụ nữ quyền lực sáng lập ra ngành điều dưỡng trên thế giới
Florence Nightingale (1820 – 1910) được biết đến là người phụ nữ thông minh, thích đọc sách về triết học, chính trị, tôn giáo và cảm thấy rất thú vị khi chăm sóc cho các nông dân bị ốm, kể cả các vật nuôi trong nhà trong một gia đình người Anh quyền quí, nền nếp tại Florence.
Theo những gì mà Tin tức Y Dược cập nhật được, bà còn là người biết nhiều ngoại ngữ, tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp và có năng khiếu về văn chương. Trong đó niềm đam mê của bà là bí mật tìm đọc các sách dạy cách chăm sóc người bệnh, rồi đi thăm các bệnh viện tại London và những vùng lân cận.
Lắng nghe trái tim mách bảo trở thành Điều dưỡng
Năm 16 tuổi, Florence cảm nhận mình được Chúa ban cho một sức mạnh nội tâm huyền bí để chăm sóc những người khác. Chứng kiến nạn đói hoành hành, người nghèo chết như rạ vào những năm 1842, Florence động lòng thương sâu sắc và Florence khát khao được vào làm việc ở các dưỡng đường như các bà phước bên Thiên chúa giáo để chăm sóc cho người nghèo.
Florence Nightingale nỗ lực trong công tác chăm sóc người bệnh
Theo Florence, đây là công việc ý nghĩa và phù hợp đối với cô nhưng lại gặp sự ngăn cản từ phía gia đình. Vì họ cho rằng đây là công việc bẩn nên chị nàng thì giả vờ ngất, mẹ nàng mắng con là làm điều trái luân lý…nhưng vượt trên tất cả không quản ngại cực nhọc khó khăn, đấu tranh với gia đình. Một thỏa hiệp được đặt ra, nếu được đến bệnh viện Kaiserwerth ở Đức để học tập, nàng sẽ tuyệt đối không tiết lộ cho ai biết về thân thế của mình để tránh cho gia đình không bị bối rối. Trong quá trình học tại đây, Florence đã trở thành một sinh viên xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp, nàng theo học thêm ở Paris (Pháp) vào năm 1853 và trở lại London và điều hành một bệnh viện.
“Trái ngọt” kết lại sau những nỗ lực
Một trong những điều thành công mà bất kỳ sinh viên khoa Điều dưỡng hệ Đại học hay Cao đẳng dù Cao đẳng chính quy hay Liên thông Cao đẳng đẳng Điều dưỡng tại Yên Bái đều ngưỡng mộ khi năm 30 tuổi, bà đã trở thành người điều hành và tổ chức chăm sóc sức khỏe cho những người nghèo khổ tại thủ đô nước Anh và chỉ trong vòng 2 năm, bà đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo đầy quyền uy tại các bệnh viện xứ sở sương mù và không ngừng tổ chức lại hệ thống điều dưỡng một cách hiện đại. Cuốn sách nổi tiếng của bà mang tên “Ghi chú về điều dưỡng” vẫn còn giá trị cho đến ngày nay.
Danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn” do các thương binh đặt cho Florence Nightingale
Bà còn được các thương binh đã âu yếm đặt danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn” khi hàng đêm bà thường cầm đèn đi chăm sóc cho từng thương bệnh binh từ mặt trận chuyển về. Không những thế, Thiên thần trong bệnh viện” cũng là mệnh danh của bà khi đã cứu được hàng nghìn mạng sống của thương bệnh binh.
Những đóng góp của bà đã được đền đáp xứng đáng khi đến thời điểm không còn khả năng làm việc, Florence đã được nhân dân và các chiến sĩ Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên mà đã không sử dụng cho riêng mình mà dùng tất cả số tiền này thành lập trường điều dưỡng Nightingale với chương trình đào tạo một năm. Từ đây, Florence được coi là người sáng lập ra ngành điều dưỡng thế giới. Ngày 12/5 – ngày sinh của bà trở thành ngày truyền thống của ngành điều dưỡng.
Vào trưa ngày 13/8/1910, Florence Nightingale ra đi trong giấc ngủ nhưng những đóng góp của bà trong ngành Điều dưỡng vẫn luôn còn mãi. Biểu tượng về lòng vị tha, nhân ái như mẹ hiền luôn là niềm tự hào trong công tác điều dưỡng hiện tại và tương lai.