Truyền thông hãy ngừng “bóp cổ” nghề Y
Cuộc sống khó khăn, áp lực y đức, xã hội, những rủi ro nghề nghiệp luôn rình rập nhưng đa số cán bộ y tế vẫn luôn tận tâm, hết lòng vì người bệnh.
- Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm chất lượng cao tại Yên Bái
- Làm gì khi bước ra khỏi cánh cửa Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng?
- Học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng nếu không muốn bị đào thải khỏi ngành
Nghề Y cao quý nhưng cũng nhiều cạm bẫy
Đừng đâm ngành Y
Ngành Y không phải là ngành hoàn hảo nó cũng giống bao ngành nghề khác trong của xã hội. Nhưng ngành Y lại thiệt thòi hơn khi luôn bị truyền thông “xâu xé” khoét những vết dao vào nghề.
Có thể thấy những người học Đại học, Cao đẳng Y họ luôn có đam mê với nghề Y. Đa phần, họ sẽ không tự đánh mất niềm tin, bởi khi bước chân vào ngành, hầu hết đều có một tình cảm đặc biệt với con người, thích công việc chăm sóc, lắng nghe và lo lắng cho sức khỏe cho cộng đồng. Đối với họ đó là những công việc bình thường mà đầy đam mê. Không thể phủ nhận hay đổ lỗi, trong những năm gần đây ngành y nước ta vẫn tồn tại một vài bê bối, tạo lên sự bất bình trong xã hội. Nhưng đằng sau mỗi một kẻ tham lam trong ngành, đều là những năm tháng cực nhọc trước đó, khi phải học hành quá nhiều, bỏ ra quá nhiều, để rồi một ngày kia được cầm quyền trượng trong tay, họ đã quên mất vai trò thiêng liêng của mình, họ đã chạy theo ma lực và danh vọng của đồng tiền, quyền lực và bóp cổ, trà đạp lên danh dự của những người đồng nghiệp luôn tận tâm vì nghề.
Nhưng đó chỉ là một số ít, rất ít và tôi hoàn toàn có thể khẳng định số lượng bác sĩ tốt hoàn toàn áp đảo những “con sâu” kia. Vì đâu đó vẫn có những người bác sĩ, nhân viên y tế hàng ngày miệt mài làm việc, vẫn từ chối phong bì, vẫn mỉm cười mỗi khi được cảm ơn một cách vô tư, vẫn chăm sóc cho những bệnh nhân “ruột” lâu năm. Nếu không có những người như thế liệu ngành Y còn tồn tại phát triển đến ngày nay? Liệu các khoa, ngành Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Dược còn thu hút rất nhiều các bạn trẻ theo học hàng năm.
Với sự “ác cảm” dành sẵn cho ngành Y, một bộ phận trong giới truyền thông không chỉ khoét sâu hố định kiến ngăn cách giữa người bệnh và chúng tôi mà còn tập trung đi tìm hàng loạt bằng chứng tiêu cực để củng cố niềm tin để nói động cơ của bác sĩ là kiếm tiền, đồng tiền đè lên đơn thuốc.
Làm nghề Y cần có lòng thương người
Scandal sinh ra không dành cho ngành Y
Nếu như nghĩ cho lợi ích cộng đồng, lợi ích của số đông thì báo chí truyền thông không nên làm như vậy. Việc đẩy sự việc đi xa và cắt đứt niềm tin giữa người dân với Y tế có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, đó là cái chết của những con người không đáng bị chết.
Một thói quen rất cần phải được loại trừ khỏi nhận thức của người Việt Nam, đó là tự ý điều trị và sự thiếu tuân thủ trong quá trình điều trị. Đó chính là một trong những lý do ngầm khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút một cách nghiêm trọng. Thay vì nhờ “bác sĩ google” bệnh nhân hãy nhờ đến nhờ các bác sĩ tư vấn, thường xuyên theo dõi các tin tức Y Dược để nắm bắt rõ được những thông tin hãy có cách điều trị bệnh kịp thời nhằm tránh những sự ra đi đáng tiếc cho chính người nhà và bác sĩ.
Có lẽ điều cuối cùng bất cứ người làm trong ngành Y đều mong muốn đó là báo chí hãy có một cái nhìn khách quan hơn, không phải là sự bao che, mà là những bài báo mang tính khoa học thay vì chạy theo sự giật gân, để qua đó cộng đồng có được cái nhìn khách quan, chân thực hơn đối với một ngành mang trách nhiệm nặng nề khi bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người. Đừng đâm họ nữa, bởi có thể vô tình sẽ đâm phải chính những người không đáng chết.
Nguồn: caodangyteyenbai.edu.vn