Việt Nam lọt TOP 35 trong bảng xếp hạng Chỉ số chuẩn bị cho tương lai

Economist Intelligence Unit vừa chính thức công bố bảng xếp hạng 35 quốc gia về Chỉ số chuẩn bị cho tương lai, theo đó Việt Nam đứng vị trí 28/35 quốc gia.

    

Bảng xếp hạng về chi tiêu dành cho giáo dục sau phổ thông. (Ảnh: Internet)

Việt Nam xếp vị trí 28/35 về chỉ số chuẩn bị cho tương lai

Worldwide Educating for the Future Index – Chỉ số Chuẩn bị cho tương lai do Economist Intelligence Unit (EIU) công bố bảng đánh giá giáo dục ở 35 nền kinh tế với 3 nhóm chỉ số chính bao gồm: môi trường chính sách giáo dục, môi trường giảng dạy và môi trường kinh tế xã hội; trong đó chỉ số môi trường giảng dạy được đánh giá là quan trọng nhất khi chiếm đến 50% số điểm.

Tin tức Giáo dục cập nhật theo EIU, chỉ số về môi trường kinh tế xã hội xếp 33, môi trường giảng dạy xếp 26 và môi trường chính sách giáo dục xếp thứ 25. Trong đó một số hạng mục nhỏ đáng lưu ý gồm có: chỉ số xã hội cởi mở và tự do xếp thứ 33, mức lương trung bình của giáo viên phổ thông xếp cuối cùng – 35; trong khi đó, chỉ tiêu chi tiêu cho giáo dục sau phổ thông xếp khá cao – đứng thứ 10.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số chuẩn bị cho tương lai, Việt Nam xếp vị trí 28 trong tổng số 35 quốc gia được đánh giá dựa trên các tiêu chí “đầu vào” như: chi tiêu của Chính phủ dành cho giáo dục sau trung học, sự đa dạng văn hóa, chất lượng đào tạo giáo viên, thay vì đánh giá yếu tố “đầu ra” như điểm thi; từ đó đánh giá về cách mà học sinh sẵn sàng để làm chủ các kỹ năng như: tư duy phản biện, giải quyết vấn, khả năng điều hướng một thế giới tự động hóa và số hóa ngày một cao. Căn cứ vào đó, những quốc gia có dân số nhỏ và giàu thường được đẩy lên vị trí đầu bảng.

Bảng xếp hạng về mức lương trung bình dành cho giáo viên phổ thông của 35 quốc gia được đánh giá

Bảng xếp hạng về mức lương trung bình dành cho giáo viên phổ thông. (Ảnh: Internet)

Bảng xếp hạng chỉ số chuẩn bị cho tương lai các nước trên thế giới

Đối tượng của nghiên cứu này là học sinh, sinh viên từ 15 tới 24 tuổi. Theo đó New Zealand, Canada và Phần Lan là 3 quốc gia giữ thứ hạng cao nhất trong một nghiên cứu đánh giá về mức độ hiệu quả của hệ thống giáo dục ở 35 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với mức độ “HOT” của bảng xếp hạng Chỉ số chuẩn bị cho tương lai, các trang fangage mạng xã hội, tuyển sinh Y Dược như Liên thông Cao đẳng Dược Yên Bái,….liên tục cập nhật thông tin. Theo đó, 5 quốc gia có xếp hạng cao nhất lần lượt là: New Zealand, Canada, Phần Lan, Thụy Sĩ và Singapore. Vương quốc Anh đứng thứ 6, trong khi Mỹ xếp thứ 12.

Các chỉ số để đánh giá mức độ chuẩn bị cho tương lai của các nền giáo dục

Các chỉ số để đánh giá mức độ chuẩn bị cho tương lai. (Ảnh: Internet)

Singapore là quốc gia dẫn đầu trong hạng mục “môi trường chính sách giáo dục”, trong khi Phần Lan đứng đầu về “môi trường kinh tế xã hội”. Mặc dù có uy tín về giảng dạy các lĩnh vực STEM nhưng Đài Loan chỉ đứng ở vị trí 19, trong khi quốc gia khởi nghiệp Israel với vị trí thứ 26. Hai quốc gia cung cấp lực lượng lao động lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ xếp vị trí dưới mức trung bình – lần lượt 29 và 31. Ngạc nhiên nhất có lẽ là Argentina thành công với vị trí thứ 20 cho thấy những dấu hiệu tiến bộ đáng kể ở các chỉ số như: chi tiêu cho giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên, khung đánh giá và chương trình học.

Tuy nhiên, trên một bài bình luận tại chuyên trang Cao đẳng Y Dược Yên Bái phân tích, hơn ½ quốc gia trong bảng xếp hạng Chỉ số chuẩn bị cho tương lai đang không đầu tư hoặc đánh giá các kỹ năng cần cho tương lai một cách hiệu quả, nhưng thông qua đó cũng cho thấy một mối tương quan mạnh mẽ giữa một xã hội hoàn toàn mới mà ở đó người trẻ có thể đáp ứng được những yêu cầu của tương lai.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *